Cây cứt lợn khô

  • Tình trạng: Còn hàng
  • Giá thị trường: 60.000 đ/Gói
Số lượng

Product Description

Cây cứt lợn/Hoa ngũ sắc

Giá: 60,000đ/500gr

cay cut lon

Cây cứt lợn chữa viêm xoang hiệu quả

Hoa cứt lợn một loài hoa có cái tên đặc biệt nhất trong các loài hoa đẹp dễ trồng, Hoa còn có các tên dân gian khác như hoa ngũ vị,cây bù xítthắng hồng kếcỏ hôicỏ thúi địch (tên khoa học Ageratum conyzoides, Ageratum conycoides L., Ageratum obtusifolium Lam., Cacalia mentrasto Vell.) là một loài cây thuộc họ cúc, loài hoa cứt lợn rất hay nhầm với hoa xuyến chi. Với đặc tính của loài hoa dại nên hoa cứt lợn rất khó dùng làm hoa trang trí, các chuyên gia làm vườn đã cảnh báo hay suy nghĩ thật kỹ trước khi trồng loài hoa này trong vườn của bạn. Hoa cứt lợn là một loài cây nhỏ, mọc hằng năm, thân có nhiều lông nhỏ, mềm, cao khoảng 25–50 cm, thường mọc hoang. Lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, dài từ 2–6 cm, rộng 1–3 cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím xanh. Quả màu đen, có 5 sống dọc. Cây hoa cứt lợn thường được dùng như một loài cây thuốc, giống như cây hoa mười giờ.

Công năng, tác dụng của cây hoa cứt lợnhoa ngũ sắc trong y học:

Với các bệnh thường gặp trong đời sống như:
– Chữa phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở
– Chữa viêm xoang dị ứng
– Phối hợp với nước bồ kết để gội đầu có tác dụng sạch gầu, trơn tóc
Theo đông y, cây hoa cứt lợn có các đặc tính tốt cho cơ thể người bệnh, hoa có vị cay, đắng, tính mát; vào 2 kinh Thủ thái âm Phế và Thủ quyết âm Tâm bào. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu thũng, trục ứ. Dùng chữa cảm mạo phát sốt, các chứng bệnh yết hầu sưng đau, ung thũng, mụn nhọt… Sách Quảng Đông trung dược còn nói dùng để trị bệnh sa tử cung và u tử cung.

Liều dùng khi uống trong: từ 15 – 30 g khô (hoặc 30 – 60 g tươi), sắc với nước uống hoặc giã vắt lấy nước cốt uống; dùng ngoài không kể liều lượng.

Cách dùng, hướng dẫn sử dụng cây hoa Cứt lợn/ cây hoa ngũ sắc điều trị  bệnh:

Ngoại thương xuất huyết: Lấy một nắm cây hoa cứt lợn, gĩa nát đắp vào chỗ bị thương (Quảng Tây trung thảo dược).
Trị nhọt độc sưng đau: Nhổ cả cây hoa cứt lợn, rửa sạch, trộn với cơm nguội, thêm chút muối, trộn đều, giã nát, đắp vào chỗ có bệnh (Tuyền Châu bản thảo).
Mụn nhọt mưng mủ chưa vỡ: Lấy một nắm cây hoa cứt lợn tươi, thêm chút đường đỏ, gĩa nát đắp vào chỗ bị thương (Quảng Tây trung thảo dược).
Phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở: Trong dân gian có kinh nghiệm hái chừng 30 – 50 g cây hoa cứt lợn tươi, đem về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt và chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 3 – 4 ngày (Những cây thuốc và vị thuốc VN).
Sưng đau do giãn gân, sái xương: Lấy một nắm cây hoa cứt lợn khô, cho vào lò đốt cháy và hun khói vào chỗ đau (Phúc Kiến dân gian thảo dược).
Nga khẩu sang, đinh nhọt sưng đỏ: Lấy 10 – 15 g cành và lá cây hoa cứt lợn, sắc nước uống (Vân Nam trung thảo dược). “Nga khẩu sang” (miệng con ngỗng), còn gọi là “tuyết khẩu chứng” (miệng như có tuyết bám vào) là tên gọi dân gian của chứng bệnh “viêm miệng ap-tơ” (oral thrush), do nhiễm phải một loại nấm mốc gây nên; thường thấy ở trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, tiêu chảy mạn tính, dùng kháng sinh và hormone tuyến thượng thận dài ngày.
Phong thấp đau nhức, gãy xương (sau khi đã cố định lại): Lấy một nắm cây hoa cứt lợn tươi, giã nát, đắp vào chỗ đau (Văn Sơn trung thảo dược).
Chứng trạng: niêm mạc miệng phát đỏ, xuất hiện những nốt trắng hay màng trắng, bệnh kéo dài sẽ lan tới lưỡi, lợi, vòm họng trên, những mảng trắng rất khó lau sạch; bệnh kéo dài có thể gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa…
Sốt rét, cảm mạo: Lấy 15 – 20 g cành và lá cây hoa cứt lợn khô, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày (Văn Sơn trung thảo dược).
Cảm mạo phát sốt: Lấy cây hoa cứt lợn tươi 60g, sắc nước uống (Quảng Tây trung thảo dược)
Trị “ngư khẩu tiện độc” (chỉ nên tham khảo, vì cần tìm hiểu thêm): Lá cây hoa cứt lợn tươi 100 – 120 g, trà bính 15 g. Tất cả đem giã nát, hơ nóng rồi đắp vào chỗ bị bệnh (Phúc Kiến dân gian thảo dược). “Ngư khẩu tiện độc” là tên chứng bệnh ngoại khoa của Đông y, do bị bệnh giang mai, hạch bạch huyết ở bẹn sưng tấy (Syphilitic buto), nếu sưng hạch ở bên trái thì Đông y gọi là “ngư khẩu”, còn ở bên phải gọi là “tiện độc”.

Trị các chứng bệnh ở yết hầu (bao gồm cả bạch hầu): Hái chừng 30 – 60 g lá cây hoa cứt lợn tươi; giã nát vắt lấy nước cốt, hòa thêm nước và đường phèn vào, chia 3 lần uống trong ngày; cũng có thể lấy lá phơi khô, tán mịn, dùng làm thuốc bột – ngậm và nuốt dần xuống họng (Tuyền Châu bản thảo).

Địa chỉ bán cây cứt lợn đảm bảo chất lượng, uy tín

Đại lý phân phối độc quyền :

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y TRƯỜNG XUÂN

Showroom: Số 36, ngõ 165, Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội

Chi Nhánh Tp. Hồ Chí Minh:

Số 15A, Cô Bắc, phường 1, Phú Nhuận.

Hỗ trợ tư vấn:

Lương Y Nguyễn Thị Tuyển   Mobi/Zalo: 0978 491 908

Lương Y Bùi Mạnh Toàn    Mobi/Zalo: 0984 795 198.

Cam kết của chúng tôi

  1. Chỉ cung cấp những sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng.
  2. 100% sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng đều được kiểm duyệt chặt chẽ.
  3. Sản phẩm được sản xuất và chế biến đúng quy trình tiêu chuẩn điều chế dược liệu, nhằm đảm bảo sản phẩm có tác dụng tốt nhất.
  4. Sản phẩm tuyệt đối không sử dụng hóa chất bảo quản.
  5. Hoàn tiền 100% nếu khách hàng sử dụng đúng liệu trình chúng tôi hướng dẫn mà không có hiệu quả.

Quý khách có thể tham khảo thêm một số sản phẩm ngâm rượu do nông dược Sapa cung cấp:

Hà Thủ Ô đỏ bổ máu, mạnh gân cốt, bổ thận, tráng dương, làm đen tóc, đẹp da

Nhục Thung Dung, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý

Nấm Ngọc Cẩu, tăng cường sinh lý hiệu quả

Táo Mèo Sapa

Chuối Hột Sapa

Rễ Mật Nhân khai thác từ Tây Nguyên

Đương Quy

Đỗ Trọng

Đại Táo

Táo Đỏ

Kỷ Tử

Nấm Linh Chi

Tam Thất Bắc

Hồng Sâm – Bồi bổ cơ thể

Bài Viết Liên Quan