Có 7 dấu hiệu này, nghĩ ngay đến bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận nếu phát hiện sớm sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Dưới đây là 7 dấu hiệu điển hình để nhận biết căn bệnh này.

1. Đau lưng, đau mạn sườn

Dấu hiệu chung của người bệnh sỏi thận là đau ở mạn sườn và lưng, ngay dưới xương sườn nơi có thận. Tùy vào thời điểm phát hiện, người bệnh sỏi thận sẽ có các cơn đau nhẹ hoặc đau nhói.

20170614101456-soi1

Đau lưng, đau mạn sườn dấu hiệu dễ nhận thấy sỏi thận ( ảnh minh họa)

2. Nước tiểu mùi hôi

Bệnh nhân sỏi thận thường có nước tiểu đục và có mùi hôi, hăng do chứa nhiều chất độc và hóa chất.

3. Tiểu nhiều, tiểu buốt

Đi tiểu nhiều là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh sỏi thận. Đi tiểu buốt là do viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo.

4. Buồn nôn và nôn

Buồn nôn cũng là dấu hiệu thường thấy của bệnh sỏi thận. Bạn có cảm giác buồn nôn là do các cơn đau quá sức bởi sỏi thận, hoặc nôn vì đây là cách duy nhất thải chất độc ra khỏi cơ thể khi thận đã không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã.

5. Đau khi ngồi lâu

Khi những viên sỏi trong thận đã to, người bệnh khó có thể ngồi hay nằm một tư thế nhất định trong thời gian dài. Do áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến sỏi cọ xác vào nhiều cơ quan nội tạng khác, càng làm người bệnh đau hơn,

6. Sưng

Người bệnh sẽ nhận thấy vùng bụng chứa thận, quanh khu vực bụng và háng bị sưng.

7. Sốt

 Người bị sỏi thận dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, khiến họ sốt và gai người.

Phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả

Đối với sỏi nhỏ: Tích cực uống nhiều nước, một số loại thuốc nam như kim tiền thảo… sẽ có tác dụng loại bỏ sỏi ra ngoài cơ thể.

Đối với sỏi lớn, có biến chứng: Nếu điều trị nội khoa không có kết quả sẽ tiến hành mổ thận lấy sỏi, tán sỏi nội soi, tán sỏi qua da, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi.

Phòng ngừa sỏi thận hiệu quả

Nên uống nhiều nước trong ngày và vào ban đêm trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể giữ đủ nước trong 24h (uống 2-3 lít nước/ngày).

Nên uống nước chanh vì có thể giúp phòng ngừa sỏi axit uric cũng như oxalat canxi.

Hạn chế các loại đồ ăn, uống có thành phần caffeine.

Hạn chế các sản phẩm chứa nhiều oxalate như soda, trà đá, dâu tây, các loại hạt.

Cắt giảm lượng muối ăn hàng ngày.

Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đạm động vật , gồm thịt, cá, trứng.

Giảm béo để giữ sức khỏe.

II. Thảo dược tự nhiên chữa bệnh thận

  1. Quả dứa dại
  • Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu: Đọt non dứa dại 15-20 g sắc uống.
  • Đái buốt, đái rắt, đái đục: Quả dứa dại khô 20-30 g thái vụn, hãm uống thay trà trong ngày.
  • Bênh nhân bị viêm thận, viêm đường tiết niệu

2: Quả chuối hột: Trị sỏi bàng quang: Trái chuối hột xanh thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.

  1. Kim tiền thảo (100.000/kg)

Chữa viêm thận, phù, viêm gan, viêm túi mật: Kim tiền thảo 40g; mộc thông, ngưu tất, mỗi vị 20g; dành dành, chút chít, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa sỏi đường tiết niệu: Kim tiền thảo 40g; mã đề, tỳ giải, mỗi vị 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa sỏi niệu gây sung huyết, chảy máu: Kim tiền thảo 40g, mã đề 20g, ý dĩ 16g, ngưu tất 12g; đào nhân, uất kim, chỉ xác, đại phúc bì, kê nội kim, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

4. Công dụng của Mộc thông

  • Mộc thông giúp tăng chuyển hoá nước và chữa rối loạn tiểu tiện, thanh nhiệt và lợi sữa.
  • Làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện ra máu, thuỷ thũng, ít sữa.
  1. Trinh nữ hoàng cung: 150.000/kg

Trong dân gian, người ta dùng nước sắc của lá Trinh nữ hoàng cung để trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến. Cách dùng: mỗi ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi, thái nhỏ ngắn  1 – 2 cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày rồi nghỉ 7 ngày, uống 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống 7 x 3 x 3 = 63 lá, xen kẽ giữa 2 đợt nghỉ uống một đợt 7 ngày.

  1. Lá mát thận. Công dụng:
  • Chữa thận nóng, đái đỏ, đái đục, đái buốt, đái dắt.
  • Chữa sỏi thận, sỏi tiết liệu

7. Đối tượng sử dụng Bông Mã Đề 120.000/kg

  • Người bị viêm đường tiết niệu, sỏi thận
  • Người bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu, ra sỏi, phù thũng

8. Râu ngô:

  • Người viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận phù thũng, viêm túi mật.

Viêm thận và bàng quang: Râu Ngô 100g, Rau má 50g, Ý dĩ 50g, Sài đất 40g, Mã đề 50g, nước 600ml sắc còn 250ml. Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 giờ.

Viêm thận phù thũng: Râu ngô, Mơ leo, Thóc lép, mỗi vị 30g, sắc uống.

Bài Viết Liên Quan