Tuy không có mỗi liên hệ nào giữa thói quen sống và việc tái phát bệnh ung thư, nhưng việc sống sót sau khi mắc ung thư là một cơ hội tuyệt vời để ta thiết lập lại các thói quen.
1. Khởi động
“Việc bị chẩn đoán ung thư là khoảng khắc ta có nhiều điều để học”. Giám đốc trung tâm National Cancer Institute’s Office of Cancer Survivorship -Tiến sỹ Julia Rowland cho biết: “Nó cho bạn cơ hội để thay đổi lối sống có thể có lợi cho tình trạng sức khoẻ nói chung và tình trạng ung thư nói riêng”.
Bạn có thể được hưởng lợi ích từ việc tập thể dục mà không cần phải là thành viên của một phòng tập. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo những người sống sót sau ung thư cần dành ra 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần để tập thể dục. Việc bạn tập gì và như thế nào là tuỳ thuộc vào bạn (hoặc theo chỉ đạo của bác sỹ) nhưng điều quan trọng là việc luyện tập phải khiến tăng nhịp tim. Tập thể dục giúp tâm trạng thoải mái, cải thiện giấc ngủ, giảm stress, kiểm soát việc tăng cân, tăng sự tự tin, và bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây hại khác như bệnh tim hay bệnh tiểu đường.
2. Hãy ăn uống khoa học và không hút thuốc
Việc không hút thuốc hay ăn uống theo khoa học không có nghĩa bạn sẽ tránh khỏi ung thư. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa ung thư vú và các thói quen xấu sẽ dễ mắc bệnh tim, tiểu đường. Nghiên cứu đã cho thấy việc thừa cân hay béo phì ( đặc biệt khi bạn đã mãn kinh) làm tăng nguy cơ bị ung thư vú, nhất là nếu bạn bị tăng cân khi đã trưởng thành.
3. Kiểm tra định kỳ
Thiết lập lịch trình khám định kỳ với bác sỹ. Nếu không phát hiện sự tái phát nào vào mỗi năm sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị lại cao, và cứ mỗi năm năm lại là một mốc đánh dấu lớn. Tuy nhiên, đối với bệnh ung thư vú, bạn có thể bị lại sau 20 thậm chí là 25 năm, do đó, các chuyên gia cho rằng việc thường xuyên kiểm tra là rất cần thiết…
4. Luôn lạc quan
Mặc dù khoa học vẫn chưa có kết luận về việc thái độ sống ảnh hưởng như thế nào đến sự cải thiện ung thư, nhưng việc tìm kiếm những người hay làm các hoạt động mình thích sẽ giúp bạn tìm được mục đích và ý nghĩa sống. Lên danh sách các điểm mạnh và yếu của mình nếu bạn cảm thấy đang bị nỗi buồn ảnh hưởng.
5. Dọn dẹp môi trường sống
Mỗi ngày bạn sẽ được nghe nhiều hơn về việc môi trường sống có ảnh hưởng đến việc ung thư. Điều đáng quan tâm là những chất phá hoại nội tiết được tìm thấy trong một số loại thuốc trừ sâu và chất dẻo mà nếu bị hấp thụ vào cơ thể sẽ gây rối loạn một số loại hóc môn. Vài phụ nữ đã quyết định chuyển sang dùng chai bằng thép không gỉ, cốc uống nước bằng thuỷ tinh và hộp đựng thực phẩm bằng nhựa.
Các chuyên gia cảnh báo rằng bạn có thể làm hết tất cả các điều trên nhưng việc giữ gìn sức khoẻ sau khi bị ung thư vú vẫn không nằm trong tầm kiểm soát của bạn. “Hãy lựa chọn điều bạn cho là tốt nhất, luôn cập nhật thông tin và sống cuộc sống của bạn” Jeanne Rizzo, RN(y tá đã đăng ký), giám đốc điều hành của quỹ Breast Cancer, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ như các chất gây phá hoại nội tiết và là những người ủng hộ việc loại bỏ chúng. “Bạn không thể làm mọi thứ đều đúng, và việc bị ung thư vú cũng không có nghĩa là bạn đã làm điều gì sai”.
Hà Anh
>Xem thêm: Cao chè vằng tăng cường sức đề kháng chống ung thư vú
>Xem thêm: Món ăn từ ba kích thiên giúp quý ông thêm sung